Nguồn: Hiệp hội Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ
Mất ngủ (insomnia) là một rối loạn giấc ngủ phổ biến. Người bị mất ngủ sẽ khó vào giấc, ngủ không sâu/khó duy trì giấc ngủ hoặc cả hai. Nhiều người mắc chứng mất ngủ. Mất ngủ cấp tính là khó ngủ trong thời gian ngắn. Mất ngủ mạn tính là khi vấn đề giấc ngủ của bạn kéo dài trong 4 tuần hoặc lâu hơn.
Ngủ đủ giấc là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh. Mất ngủ có thể ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của bạn. Nó làm bạn cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm, và dễ cáu gắt. Nó cũng có thể khiến bạn khó tập trung hoặc làm các công việc trong ngày. Khi mất ngủ, bạn thường lo lắng làm cách nào để ngủ được. Đôi khi điều này có thể làm khó ngủ hơn.
Nếu thường xuyên ngủ không đủ giấc, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh. Bao gồm tăng huyết áp, bệnh tim và đái tháo đường.
Hầu hết người lớn cần ngủ khoảng 7 đến 8 giờ mỗi đêm. Bạn nhận biết được mình ngủ đủ giấc nếu không buồn ngủ ban ngày. Thời lượng giấc ngủ bạn cần là như nhau trong suốt tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, mô hình giấc ngủ có thể thay đổi khi bạn già đi. Ví dụ, người già có thể ngủ ít hơn vào ban đêm và có những giấc ngủ ngắn trong ngày.
Các triệu chứng của mất ngủ bao gồm:
Một số trường hợp mất ngủ là triệu chứng của một bệnh khác hoặc tác dụng phụ của một thuốc khác. Đây được gọi là chứng mất ngủ thứ phát. Nhiều rối loạn khác nhau có thể gây mất ngủ. Bao gồm:
Mất ngủ thứ phát cũng có thể do một số loại thuốc. Bao gồm thuốc điều trị hen suyễn, thuốc chống dị ứng hoặc thuốc cảm, và một số loại thuốc điều trị bệnh tim và huyết áp. Sử dụng một số chất cũng có thể gây mất ngủ. Bao gồm caffeine, thuốc lá và rượu.
Mất ngủ nguyên phát phát là một rối loạn riêng biệt. Nó thường kéo dài ít nhất một tháng. Người ta vẫn chưa hiểu hết về mất ngủ nguyên phát. Một số hoàn cảnh có thể gây ra loại mất ngủ này, bao gồm:
Mất ngủ được chẩn đoán chủ yếu dựa trên bệnh sử của bạn. Bác sĩ có thể hỏi bạn:
Nếu nguyên nhân gây mất ngủ không rõ ràng, bác sĩ có thể đề nghị bạn điền vào nhật ký giấc ngủ, giúp bạn theo dõi:
Một cuốn nhật ký giấc ngủ giúp bạn và bác sĩ xác định mô hình giấc ngủ và những bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Bác sĩ cũng có thể tiến hành khám thực thể. Điều này giúp bác sĩ loại trừ các vấn đề bệnh nội khoa có thể làm bạn mất ngủ.
Nếu bác sĩ hướng đến rối loạn liên quan đến giấc ngủ khác làm bạn mất ngủ, họ sẽ chỉ định cận lâm sàng liên quan đến giấc ngủ. Bạn sẽ ngủ qua đêm tại phòng xét nghiệm. Kỹ thuật viên sẽ theo dõi hoạt động não, cử động mắt, nồng độ oxy, nhịp tim và huyết áp trong khi bạn ngủ.
Cách tốt nhất để phòng bệnh mất ngủ là tập những thói quen tốt cho giấc ngủ. Trong một số trường hợp, không thể phòng tránh được chứng mất ngủ.
Có nhiều cách điều trị chứng mất ngủ. Nó thường phụ thuộc vào những gì bạn kể với bác sĩ về sức khỏe và tiền sử giấc ngủ của bạn. Nó cũng có thể phụ thuộc vào loại mất ngủ bạn mắc phải.
Liệu pháp hành vi đối với mất ngủ có thể hướng dẫn bạn những thói quen tốt cho giấc ngủ. Nó thường gồm việc học cách thư giãn và đừng quá lo lắng về giấc ngủ. Bạn cũng có thể học cách thư giãn cơ bắp và các bài tập thở sâu để giúp thư giãn. Trị liệu hành vi thường có hiệu quả tương tự như các thuốc kê toa điều trị mất ngủ.
Bạn không cần đơn bác sĩ khi mua thuốc gây ngủ không kê toa (OTC). Nhưng tốt hơn hết bạn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng chúng. Thuốc gây ngủ không kê toa không đồng nghĩa với việc chúng được phép sử dụng trong thời gian dài. Hãy chắc rằng bạn cẩn thận làm đúng theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc. Không uống rượu khi bạn đang dùng thuốc gây ngủ không kê toa.
Một số chất bổ sung được quảng cáo là phương pháp điều trị mất ngủ. Vài ví dụ như melatonin và valerian. Không có nhiều bằng chứng về việc các sản phẩm này tác động như thế nào. Các nhà nghiên cứu chưa biết những ảnh hưởng lâu dài khi sử dụng chúng. Trao đổi với bác sĩ trước khi bạn sử dụng một trong các sản phẩm này.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp bạn dễ vào giấc và ngủ sâu hơn. Thuốc ngủ theo toa giúp bạn ngủ ngon hơn. Những loại phổ biến bao gồm eszopiclone (Lunesta), zolpidem (Ambien) và zaleplon (Sonata).
Những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ. Một số có thể nghiêm trọng. Tác dụng phụ của thuốc ngủ theo toa bao gồm:
Tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng bao gồm:
Các bác sĩ thường không khuyến khích sử dụng thuốc ngủ theo toa trong thời gian dài. Chúng không chữa khỏi hoàn toàn chứng mất ngủ. Mặc dù có thể giúp ích trong một số trường hợp, thuốc ngủ theo toa chỉ là một cách làm giảm triệu chứng tạm thời. Sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến mất ngủ ngược trở lại. Điều này xảy ra khi bạn ngưng thuốc, và chứng mất ngủ của bạn trở lại thậm chí còn tồi tệ hơn trước.
Sử dụng thuốc ngủ có thể không an toàn khi bạn có một số vấn đề sức khỏe. Hãy hỏi bác sĩ thuốc ngủ có giúp ích được cho bạn hay không.
Hãy nhớ rằng khi lớn tuổi, có thể nhu cầu ngủ của bạn sẽ ít đi. Một số người chỉ cần ngủ từ 5 đến 6 giờ mỗi đêm, nhưng tốt hơn với phần lớn mọi người là 7 đến 8 giờ. Giấc ngủ thường có chu kỳ 3 giờ, vì vậy điều quan trọng là phải có ít nhất 3 giờ ngủ không bị gián đoạn.
Những lời khuyên dưới đây giúp bạn xây dựng được thói quen tốt hơn cho giấc ngủ:
Nguồn: https://familydoctor.org/condition/insomnia/
Người dịch: BS. Võ Hùng Chí
Trị liệu nhận thức hành vi là một loại trị liệu thông qua trò chuyện…
Chỉ số Hạnh phúc WHO-5 là bảng câu hỏi đánh giá tâm lý hạnh phúc…
Bảng câu hỏi Đánh giá Mức độ trầm trọng về Tự sát - Đại học…