12 BƯỚC TỰ CỨU

Cuốn sách mỏng này mô tả một phương pháp gọi là “12 bước dành cho người nghiện”. 12 bước này này chuẩn bị cho chúng ta “sự tỉnh thức tinh thần” hoặc “trải nghiệm tinh thần”. Điều đó làm thay đổi suy nghĩ, thái độ và quan điểm nhìn nhận của chúng ta sau khi thực hành. Từ đó giúp ta thoát khỏi cơn nghiện.

Áp dụng 12 bước trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể hình thành và cải thiện ý thức liên hệ của mình với Phật hay các Đấng linh thiêng. Nhiều người trong chúng tôi tin rằng đây là bảo vệ tốt nhất để ngăn cơn nghiện tái phát nếu áp dụng đều đặn 12 bước.

BƯỚC 1: Nhận thức rằng mình bất lực trước ma túy – điều này làm cuộc sống của chúng ta trở nên mất kiểm soát.

Sự bất lực thể hiện ở 3 mức độ: (1) Phản ứng của cơ thể với ma túy, vì vậy mà chúng ta hầu như không thể ngưng sử dụng một khi đã dính vào; (2) Tâm lý ám ảnh, làm ta không thể tự mình an định, tỉnh táo lâu dài; và (3) Tinh thần bệnh hoạn, tách chúng ta khỏi khả năng đại lực của mình để giữ mình tỉnh giác.

Phần hai của Bước 1 cho ta thấy mình không thể kiểm soát cuộc sống, ngay cả khi ta đang không sử dụng ma túy. Một ví dụ của sự mất kiểm soát này là “bồn chồn, bứt rứt và không hài lòng”.

Bước 1 là cơ sở nền tảng cho quá trình xuyên suốt 12 Bước. Nếu không hiểu hết ý nghĩa của Bước này đối với cá nhân mình, chúng ta không thể mong đợi gì nhiều hơn trong tiến trình 11 Bước tiếp theo.

Hai câu hỏi dùng để xác định mình có thực sự nghiện. “Tôi có thể ngưng (sử dụng ma túy) vĩnh viễn, nếu và bất cứ khi nào tôi muốn” và “Tôi có thể kiểm soát lượng (ma túy) sẽ dùng một khi đã sử dụng?”. Nếu câu trả lời cho một trong hai câu hỏi là không, có thể ta đã nghiện.

BƯỚC 2: Tin rằng có một nguồn năng lực mạnh hơn bản thân mình có thể giúp ta hồi phục lại sự tỉnh giác.

Tất cả chúng ta cần khai mở tâm trí và ý chí để tin rằng có một năng lực mạnh hơn bản thân mình.

BƯỚC 3: Quyết định đặt ý chí và cuộc sống của mình dưới sự che chở của Phật nếu chúng ta hiểu Ngài.

Trước hết cần bắt đầu tin rằng “bất cứ cuộc đời nào chỉ chạy theo ý muốn của chính bản thân mình có thể sẽ khó mà thành công”. Sau khi bắt đầu hiều rằng cuộc sống mình theo đuổi dựa trên ý muốn cá nhân có nghĩa là gì và nhận thức được sự phù phiếm của nó, ta được yêu cầu thực hiện “Bước Cầu nguyện Thứ 3”.

BƯỚC 4: Tìm lại và can đảm nhìn nhận bản thân mình.

Nhìn lại những đổ nát tích tụ do ý muốn của chúng ta chay theo hình thức bên ngoài và những thứ ngăn ta khỏi Nguồn Đại lực của chính mình. Khi hoàn tất và phân tích được bản thân, ta có thể nhìn thấy nơi mà bản năng tự nhiên của mình đối với tiền bạc, dục vọng, năng lực và thanh danh bị mất kiểm soát, vì chúng ta chỉ muốn thỏa mãn chúng theo cách ích kỷ và xem mình là trung tâm. Việc nhìn lại cũng cần nghĩ đến những người mà mình không thích, những thứ mình sợ hãi, và những người mà mình làm tổn thương bởi hành vi sai quấy của mình. Bước 4 có thể giúp ta khám phá ra chính mình và thoát khỏi “sự nô lệ cái tôi” của mình.

BƯỚC 5: Thú nhận với Phật và người khác thực chất những lỗi lầm của mình.

Khi làm việc này, mình có thể xác định được đâu là nơi ta để sự ích kỷ, bản năng và nỗi sợ hãi chi phối mình. Nói với người khác sẽ giúp ta xem xét vấn đề mà mình không hiểu được.

Khi xong Bước 5, chúng ta có thể xem lại cả 5 bước đầu tiên và xem lại mình có cần bổ sung thêm những gì mình oán giận, sợ hãi hoặc ai đó mà mình làm tổn thương hay không.

BƯỚC 6: Sẵn sàng để cho Phật xóa bỏ hết tất cả những khiếm khuyết trong tính cách mình.

Tự hỏi mình tìm thấy những nhược điểm không mong muốn nào và có tin rằng Phật có thể xóa bỏ hết chúng hay không. Nếu không, hãy cầu nguyện, niệm Phật cho ý chí mình loại bỏ chúng.

BƯỚC 7: Thành tâm cầu nguyện Ngài xóa bỏ những thiếu sót của mình.

BƯỚC 8: Liệt kê ra những người mà mình làm tổn thương, và sẵn sàng bù đắp lại cho họ.

Hãy cầu nguyện cho lòng thiện của mình tạo được sự bù đắp cho người mình làm tổn thương.

BƯỚC 9: Trực tiếp bù đắp cho người khác bất cứ lúc nào có thể, ngoại trừ trường hợp sự bù đắp của mình sẽ làm tổn thương họ hoặc người khác thêm.

Thông qua Bước 9, ta sẽ giải phóng mình khỏi tội lỗi, sợ hãi, sự xấu hổ và hối tiếc từ những người mà mình làm tổn thương. Thực hiện Bước này giúp ta “tự sửa mình bằng việc phụng sự tối đa cho Phật và người khác”.

BƯỚC 10: Tiếp tục nhìn lại mình, để khi nào chúng ta sai, chúng ta có thể nhanh chóng sửa chữa những sai lầm ấy.

BƯỚC 11: Chúng ta đã cải thiện được nhận thức của mình thông qua cầu nguyện, niệm Phật và thiền định cũng như chúng ta đã hiểu năng lượng tối cao của Phật. Cầu nguyện, niệm Phật để hiểu rõ Thần lực luôn sẵn lòng vì chúng ta và để cho chúng ta có sức mạnh làm theo những cầu nguyện ấy.

BƯỚC 12: Chúng ta được đánh thức tâm linh qua 12 bước đã được thực hiện. Hãy cố gắng mang thông điệp này đến cho những người nghiện ma túy khác và thực hành các nguyên tắc trong cuộc sống thường ngày của mình.

Nếu có một khẩu hiệu nào để diễn tả các Bước nên được thực hành như thế nào, thì đó là “liên tục/ tinh tấn”, đó là chỉ nhờ vào Phật và ứng dụng liên tục những nguyên tắc này, chúng ta có thể chắc chắn hồi phục.

Lược dịch từ A Guide to the 12 Steps (https://ca.org/literature/guide-to-the-12-steps/)

Người dịch: BS. Võ Hùng Chí

vohungchi