Nguồn: Hiệp hội Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ
Khi các bác sĩ nói về trầm cảm (depression), họ muốn đề cập đến một bệnh lý nội sinh được gọi là trầm cảm chủ yếu (major depression). Người bệnh trầm cảm chủ yếu có những triệu chứng giống như những gì được liệt kê trong phần Triệu chứng, xảy ra suốt cả ngày, hầu như ngày nào cũng có, trong vòng 2 tuần hoặc dài hơn. Cũng có một dạng trầm cảm thứ yếu ít gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Cả hai dạng trầm cảm đều có chung những nguyên nhân và cách điều trị.
Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và không giống nhau ở mỗi người. Một người trầm cảm không thể kiểm soát được những cảm xúc của mình. Nếu bạn hay người thân của mình là trẻ em, thiếu niên hay người già bị trầm cảm, đó không phải là lỗi của người bệnh.
Đúng. Phụ nữ mắc trầm cảm gấp cao hơn gấp 2 lần so với nam giới. Nguyên nhân chưa được biết rõ, nhưng sự thay đổi nồng độ các nội tiết tố nữ có thể liên quan tới trầm cảm.
Những triệu chứng trầm cảm không giống nhau đối với mỗi người. Bạn có thể có một hoặc nhiều triệu chứng được liệt kê bên dưới. Những triệu chứng của bạn có thể chỉ là triệu chứng cảm xúc hoặc chỉ là triệu chứng cơ thể, hoặc cả hai.
Những triệu chứng cảm xúc:
Những triệu chứng cơ thể
Trầm cảm có thể được gây ra bởi sự mất cân bằng của các chất hóa học trong bộ não. Thường là không đủ các chất hóa học truyền tin (được gọi là chất dẫn truyền thần kinh) trong não. Ví dụ một số chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến cảm xúc/khí sắc của bạn là serotonin, norepinephrine, và dopamine. Sự mất cân bằng của các chất hóa học trong não bộ có thể được gây ra bởi một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây:
Trầm cảm không phải được gây ra bởi những khuyết điểm cá nhân, sự lười biếng, hay thiếu nghị lực.
Những ngày đầu sau sinh, một số bà mẹ thường có những thay đổi cảm xúc. Họ có thể cảm thấy trầm cảm nhẹ, khó tập trung, mất cảm giác ngon miệng, hay nhận thấy rằng mình không thể ngủ ngon ngay cả khi con mình đã ngủ. Điều này được gọi là tình trạng xuống tinh thần sau khi sinh (baby blues) và trở lại bình thường trong vòng 10 ngày sau sinh. Tuy nhiên, một vài phụ nữ có những triệu chứng nặng hơn và các triệu chứng có thể kéo dài hơn. Tình trạng này được gọi là trầm cảm sau sinh (postpartum depression).
Bạn cần kể cho bác sĩ nghe về những triệu chứng của mình. Đừng nghĩ rằng bác sĩ có thể đoán được bạn bị trầm cảm chỉ bằng cách nhìn bạn. Bạn có thể cảm thấy lúng túng, hay khó hình dung được điều trị sẽ thực sự giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Điều trị càng sớm, trầm cảm càng nhanh chóng biến mất.
Khi kể cho bác sĩ về những gì bạn đang cảm nhận, các bác sĩ có thể hỏi một vài câu về những triệu chứng, về sức khỏe, và về tiền căn gia đình của bạn. Bác sĩ cũng có thể tiến hành khám thực thể và cho bạn làm một vài test. Một điều quan trọng nữa là nói cho bác sĩ về bất kì loại thuốc nào bạn đang sử dụng.
Trầm cảm có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc, tham vấn, hoặc cả hai. Một chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, và tránh rượu, các chất ma túy, và tránh uống quá nhiều cà phê cũng có thể giúp ích.
Trầm cảm thường có thể được điều trị ngoại trú. Điều trị nội trú có thể cần thiết nếu bạn có những bệnh lý nội khoa khác có thể ảnh hưởng đến việc trị liệu trầm cảm hay nếu có nguy cơ tự sát cao.
Điều này tùy thuộc vào việc bạn được trợ giúp sớm hay trễ. Nếu không điều trị, trầm cảm có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hay thậm chí hàng năm. Nguy cơ chủ yếu khi không được điều trị là tự sát. Điều trị có thể giúp trầm cảm biến mất trong 8 đến 12 tuần hay ít hơn.
Thuốc trị trầm cảm được gọi là thuốc chống trầm cảm (antidepressant). Chúng giúp làm tăng các chất hóa học truyền tin (serotonin, norepinephrine, dopamine) trong não bộ.
Các thuốc chống trầm cảm tác dụng khác nhau đối với những người khác nhau. Chúng cũng có thể có những tác dụng phụ khác. Vì vậy, khi một loại thuốc làm bạn khó chịu hay không có tác dụng đối với bạn, thì những thuốc khác có thể giúp ích. Cần lưu ý rằng sự cải thiện bệnh xảy ra khoảng 1 tuần sau khi dùng thuốc. Nhưng có thể bạn sẽ không thấy hết những hiệu quả của thuốc trong vòng 8 đến 12 tuần. Ban đầu có thể có những tác dụng phụ, nhưng chúng có khuynh hướng giảm xuống sau vài tuần. Đừng bao giờ ngưng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Đối với trầm cảm mức độ từ nhẹ đến vừa, tham vấn có thể là một chọn lựa điều trị tốt. Trong trầm cảm chủ yếu (nặng) và một số người trầm cảm thứ yếu, tham vấn đơn thuần có thể chưa đủ. Kết hợp thuốc và tham vấn thường là cách điều trị hiệu quả nhất cho trầm cảm nặng. Nếu điều trị kết hợp liên tục trong ít nhất một năm, khả năng tái phát của trầm cảm sẽ ít hơn.
Trong tâm lý trị liệu, bạn trò chuyện với một chuyên gia trị liệu hay tham vấn viên đã qua đào tạo về những gì đang xảy ra trong cuộc sống của mình. Có thể tập trung nhấn mạnh vào những suy nghĩ và niềm tin của bạn, về những gì xảy ra trước đó, hay về những mối quan hệ của bạn. Hoặc có thể nhấn mạnh vào hành vi của bạn, nó ảnh hưởng thế nào đến bạn, và bạn có thể làm gì khác hơn không. Việc làm tâm lý trị liệu thường kéo dài trong một khoảng thời gian giới hạn, từ 8 đến 20 lần tham vấn.
Liệu pháp sốc điện (ECT) là một quá trình được dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý tâm thần nhất định. Dòng điện được truyền qua não bộ để khởi phát cơn co giật (một giai đoạn ngắn hoạt động của não bộ không bình thường), kéo dài khoảng 40 giây. Thuốc được dùng trong sốc điện giúp ngăn sự tổn hại đến cơ và xương.
Liệu pháp sốc điện có thể giúp được những bệnh nhân có các tình trạng sau:
Người trầm cảm đôi khi có suy nghĩ tự sát. Đó là một biểu hiện thường thấy của trầm cảm. Nếu bạn có những suy nghĩ tự làm tổn thương bản thân, hãy gọi cho một ai đó. Bạn có thể gọi cho bác sĩ, bạn bè, gia đình. Có nhiều người có thể giúp đỡ bạn và trầm cảm có thể được chữa trị thành công.
Nguồn: https://familydoctor.org/condition/depression/
Người dịch: BS. Võ Hùng Chí
Trị liệu nhận thức hành vi là một loại trị liệu thông qua trò chuyện…
Chỉ số Hạnh phúc WHO-5 là bảng câu hỏi đánh giá tâm lý hạnh phúc…
Bảng câu hỏi Đánh giá Mức độ trầm trọng về Tự sát - Đại học…