Thang đánh giá trầm cảm người cao tuổi (GDS)

Trầm cảm khá phổ biến ở người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên). Ở Mỹ, cứ khoảng 6 người cao tuổi sẽ có 1 người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm, tỷ lệ các triệu chứng trầm cảm có ý nghĩa lâm sàng đạt mốc 13% ở những người từ 80 tuổi trở lên. Tỷ lệ người cao tuổi trầm cảm được báo cáo giao động khoảng 8-16% ở tại địa phương, và 5-10% người cao tuổi là bệnh nhân ngoại trú tại các đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Trầm cảm không phải là một phần tự nhiên của tuổi già. Trầm cảm thường hồi phục nếu được nhận biết kịp thời và điều trị thích hợp. Tuy nhiên, nếu không điều trị, trầm cảm có thể gây suy giảm về mặt cơ thể, nhận thức, các chức năng – xã hội, làm giảm chất lượng cuộc sống; làm chậm phục hồi sau phẩu thuật hoặc mắc các bệnh nội khoa, tăng nguy cơ tự tử và là gánh nặng cho các đơn vị chăm sóc y tế.

Thang đánh giá trầm cảm người cao tuổi (Geriatric Depression Scale, GDS) được thiết kế bởi Yesavage và các cộng sự đã được thử nghiệm và sử dụng rộng rãi với dân số lớn tuổi để đo lường trầm cảm. Thang đo gồm 30 câu hỏi ngắn gọn yêu cầu người tham gia trả lời có hoặc không về các cảm giác của họ trong tuần vừa qua, rất dễ sử dụng và phù hợp với người cao tuổi.

Hãy tự thực hiện thang GDS TẠI ĐÂY nhé!